Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

Thơ Puskin Song Ngữ - P. 3


8.LỜI TỰ THÚ CỦA MỘT NHÀ THƠ

Linh mục
Con là ai, hở con trai của ta?

Nhà thơ
Cha ơi, con là một người đàn ông nghèo khó
Trước là nhân viên văn phòng, giờ là một nhà thơ
Quanh năm suốt tháng bận bịu với giấy tờ
Con đến để ăn năn – con có nhiều tội lỗi.

Linh mục
Con hãy lại gần, trước ta đây nói thẳng
Con có định sửa mình một cách chắc chắn?

Nhà thơ
Cha ơi, linh hồn con yếu đuối, không dám nói lời.


Linh mục
Liệu con có cố gắng theo luật của Chúa Trời
Và, ngoài ra, không tôn thờ vị thần nào khác?

Nhà thơ
Về mặt này thì con lỗi lầm nhiều lắm
Tự con từng là Chúa, là đối tượng của tình yêu
Trong người con tự có anh em bè bạn
Con tự mình là ông hoàng và quỉ sứ của con
Và tệ hơn, chỉ con là bạn đọc của mình.

Linh mục
Thế con có thực hiện điều răn thứ hai không vậy?

Nhà thơ
Thần tượng thì con đã từng có vô vàn
Con yêu vàng và thích quyền quí giàu sang
Mê những cô Glaphira trong từng bài hát
Những người mà con chưa bao giờ thấy mặt
Nhưng tuy nhiên, con say mê sự vô thần.

Linh mục
Thế tên gọi của Chúa Trời?

Nhà thơ
Khi mà con thiếu vắng
Hoặc là vần điệu, hoặc âm tiết, thì cũng từng
Lấy tên Chúa cho vào những vần thơ bướng bỉnh.

Linh mục
Có thường xuyên không?

Nhà thơ
Vâng, trong tất cả những khúc bi ca của con
Nơi mà cha có thể đọc thấy trong mỗi dòng
“Than ôi!”, “kìa”, “ái chà”, “chúa tôi”, gạch và dấu chấm.

Linh mục
Không tốt đâu! Thế con có kính trọng người thân của mình?

Nhà thơ
Ít thôi, nói chung là con không biết ai hết cả
Nhưng yêu con mình bằng tất cả tấm lòng.

Linh mục
Con sử dụng thời gian ra sao vậy?

Nhà thơ
Con cả mùa hè lẫn mùa đông
Viết trong năm ngày, đem in ngày thứ sáu
Để với niềm đau chia đôi trong ngày thứ bảy.
Phải đến Glazunov trước, không còn thời gian cho nhà thờ
Con phải đợi hằng ba giờ những đầy tớ của ngài Grafov.

Linh mục
Con có từng là kẻ giết người không vậy?

Nhà thơ
Ôi, tội lỗi này
Cha ơi, con đã từng tham gia, con xin sám hối
Bạn Damon của con từng ốm liệt giường liệt chiếu
Con đến thăm: anh ta nở mặt nở mày
Con muốn mua vui cho người bạn tội nghiệp kia
Liền đem một bài thơ của mình ra đọc
Trời ơi, người bạn của con ngay từ những dòng đầu
Đã nhăn nhó, rên khừ khừ… rồi lăn đùng ra chết.

Linh mục
Thật không đáng khen chút nào.
Nhưng đây mới là tội lỗi: con là kẻ thông gian!
Những bài thơ của con…

Nhà thơ
Con nói thật lòng mình: tất cả đều nói dối
Lạy Chúa, con không có lỗi lầm nào như thế bao giờ.
Mà quả thật con là một Epictetus
Không khuấy đục nước, con là nhà thơ cực tốt.

Linh mục
Nói dối không tốt đâu. Thế hãy nói ta nghe xem:
Con có làm theo điều răn: Ngươi chớ trộm cướp?

Nhà thơ
Cha ơi, con có lỗi! Đôi khi con ăn cắp!
(Tất cả quí ông vẫn quen với điều này)
Vài từ của Kotzebue, cả câu của Voltaire
Thậm chí của người mình, không cần nêu tiếp.
Nếu thiếu, những kẻ nghèo hèn lấy gì để viết?
Biết làm sao giờ, phải làm chuyện đó thôi.

Linh mục
Không tốt đâu con, khi đi lấy của người
Ta khuyên con hãy mau từ bỏ hẳn
Khỏi tật xấu này. Thế cho người bạn
Con có làm điều gian dối gì không?

Nhà thơ
Kẻ láu lỉnh quyến rũ. Con chẳng giàu có gì –
Vì tiền mà đi viết một bức thư dài
Với Mevy con đã kiên trì an ủi
Cha ơi, anh ta vừa mới để mất người vợ
Con báo với công luận rằng anh ta rất buồn
Còn anh ta thì vui mừng đi làm lễ tạ ơn.

Linh mục
Nói trước như thế làm gì hở con.
Thế con có ghen tỵ không?

Nhà thơ
Con từng ghen tỵ nhiều lần
Con không giấu lỗi lầm – với một ông hàng xóm.
Không phải con lừa, nhưng với bữa ăn thịnh soạn
Với đồ đồng, làng mạc, với bốn ngựa màu hung
Những thứ con không có cả trong giấc mơ của mình.
Con ghen với nhà buôn, với nhà sư vô tự lự
Chỉ mơ màng mà không ý nghĩ, chẳng sợ gì ai
Tóm lại, con ghen hết mọi người, chỉ ai không là thi sĩ.

Linh mục
Không còn điều xấu gì hơn nữa chứ?

Nhà thơ
Dạ thưa không
Con đã ăn năn, lỗi lầm không còn nhớ đến
Con sống tỉnh táo, ép mình một cách miễn cưỡng
Nhiều lần từng làm lợi cho người thân của mình
Thường xuyên đọc thơ cho những người bất hạnh.

Linh mục
Con hãy nghe lời khuyên có ích ngay bây giờ:
Hãy làm một người tốt từ lầm lỗi một nhà thơ.
1814
______________
*Glazunov – nhà xuất bản sách; Grafov – là biệt danh của Bá tước Dmitry Ivanovich Khvostov (1757 – 1835); Epictetus (50 – 138) – nhà triết học Hy Lạp cổ đại; Wilhelm von Kotzebue (1813 – 1887) – nhà văn, nhà soạn kịch Nga gốc Đức; Voltaire (1694 – 1778) – nhà văn, nhà triết học Pháp.


Исповедь бедного стихотворца

Священник
Кто ты, мой сын?

Стихотворец
Отец, я бедный однодворец,
Сперва подьячий был, а ныне стихотворец.
Довольно в целый год бумаги исчертил;
Пришел покаяться — я много нагрешил.

Священник
Поближе; наперед скажи мне откровенно,
Намерен ли себя исправить непременно?

Стихотворец
Отец, я духом слаб, не смею слова дать.

Священник
Старался ль ты закон господний соблюдать
И, кроме вышнего, не чтить другого бога?

Стихотворец
Ах, с этой стороны я грешен очень много;
Мне богом было — я, любви предметом — я,
В я заключалися и братья и друзья,
Лишь я был мой и царь и демон обладатель;
А что всего тошней, лишь я был мой читатель.

Священник
Вторую заповедь исполнил ли, мой сын?

Стихотворец
Кумиров у меня бывало не один:
Любил я золото и знатным поклонялся,
Во всякой песенке Глафирами пленялся,
Которых от роду хотя и не видал,
Но тем не менее безбожно обожал.

Священник
А имя божие?

Стихотворец
Когда не доставало
Иль рифмы, иль стопы, то, признаюсь, бывало,
И имя божие вклею в упрямый стих.

Священник
А часто ль?

Стихотворец
Да во всех элегиях моих;
Там можешь, батюшка, прочесть на каждой строчке
«Увы!» и «се», и «ах», «мой бог!», тире да точки.

Священник
Нехорошо, мой сын! А чтишь ли ты родных?

Стихотворец
Немного; да к тому ж не знаю вовсе их,
Зато своих я чад люблю и чту душою.

Священник
Как время проводил?

Стихотворец
Я летом и зимою
Пять дней пишу, пишу, печатаю в шестой,
Чтоб с горем пополам насытиться в седьмой.
А в церковь некогда: в передней Глазунова
Я по три жду часа с лакеями Графова.

Священник
Убийцей не был ли?

Стихотворец
Ах, этому греху,
Отец, причастен я, покаюсь на духу.
Приятель мой Дамон лежал при смерти болен.
Я навестил его: он очень был доволен;
Желая бедному страдальцу угодить.
Я оду стал ему торжественно твердить,
И что же? Бедный друг! Он со строфы начальной
Поморщился, кряхтел... и умер.

Священник
Не похвально.
Но вот уж грех прямой: да ты ж прелюбодей!
Твои стихи...

Стихотворец
Все лгут, а на душе моей,
Ей-богу, я греха такого не имею;
По моде лишний грех взвалил себе на шею.
А правду вымолвить — я сущий Эпиктет,
Воды не замутишь, предобренький поэт.

Священник
Да, лгать нехорошо. Скажи мне, бога ради:
Соблюл ли заповедь хоть эту: не укради?

Стихотворец
Ах, батюшка, грешон! Я краду иногда!
(К тому приучены все наши господа),
Словцо из Коцебу, стих целый из Вольтера,
И даже у своих; не надобно примера.
Да как же без того, бедняжкам, нам писать?
Как мало своего — придется занимать.

Священник
Нехорошо, мой сын, на счет чужой лениться.
Советую тебе скорее отучиться
От этого греха. На друга своего
Не доносил ли ты и ложного чего?

Стихотворец
Лукавый соблазнил. Я малый не богатый —
За деньги написал посланье длинновато,
В котором Мевия усердно утешал —
Он, батюшка, жену недавно потерял.
Я публике донес, что бедный горько тужит,
А он от радости молебны богу служит.

Священник
Вперед не затевай, мой сын, таких проказ.
Завидовал ли ты?

Стихотворец
Завидовал не раз,
Греха не утаю, — богатому соседу.
Хоть не ослу его, но жирному обеду
И бронзе, деревням и рыжей четверне,
Которых не иметь мне даже и во сне.
Завидовал купцу, беспечному монаху,
Глупцу, заснувшему без мыслей и без страху,
И, словом, всякому, кто только не поэт.

Священник
Худого за собой не знаешь больше?

Стихотворец
Нет,
Во всем покаялся; греха не вспомню боле,
Я вечно трезво жил, постился поневоле,
И ближним выгоду не раз я доставлял:
Частенько одами несчастных усыплял.

Священник
Послушай же теперь полезного совета:
Будь добрый человек из грешного поэта.
1814


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét