Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

Puskin. Chân dung của tôi - P. 1


Alexandr Sergeevich Pushkin (tiếng Nga:Александр Сергеевич Пушкин, 6/6/1799 – 10/2/1837) - nhà thơ, nhà văn Nga, người đặt nền móng cho nền văn học Nga mới, người sáng tạo ra ngôn ngữ văn học Nga hiện đại, là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ XIX.  

Tiểu sử:
Pushkin sinh ở Moskva trong một gia đình có nguồn gốc quí tộc. Bố là Sergei Lvovich Pushkin là một người yêu thích văn học cổ điển Pháp và cũng làm thơ nhưng chỉ những người quen, bạn bè biết. Mẹ là Nadezhda Osipovna có dòng dõi từ một nô lệ da đen của Pyotr Đại đế. Thời thơ ấu, trong những tháng hè, Pushkin thường sống với bà ngoại ở làng Zakharov, ngoại ô Moskva. Ký ức tuổi thơ được thể hiện trong nhiều tác phẩm sau này của ông. Lên 6 tuổi, Pushkin được vào học ở trường Lyceum Hoàng gia ở Tsarskoe Selo. Thời gian học ở đây, Pushkin đã được chứng kiến cuộc Chiến tranh Vệ quốc năm 1812 của nước Nga chống lại quân Pháp của Napoleon. Năm 1815 Pushkin viết bài thơ Hồi ức về Hoàng thôn (Воспоминание о Царском Селе) được Gavrila Derzhavin coi là một tác phẩm kiệt xuất và tôn vinh Pushkin, khi đó mới 16 tuổi, như một nhà thơ lớn của nước Nga.

Học xong Lyceum, Pushkin tích cực tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật của giới quý tộc trí thức trẻ tại Sankt-Peterburg, lúc bấy giờ đang nỗ lực đấu tranh cho một cuộc cách mạng xoá bỏ chế độ nông nô tại Nga. Thời gian này ông cho ra đời những bài thơ mang tính chính trị như Gửi Chaadaev (К Чаадаеву, 1818); Gửi N. Ya. Plyuskova (Н. Я. Плюсковой, 1818); Làng quê (Деревня, 1819)... Năm 1820 Pushkin cho in bản trường ca đầu tiên của mình - Ruslan và Lyudmila (Руслан и Людмила), ngay lập tức tạo được tiếng vang lớn về phong cách cũng như chủ đề, mặc dù cũng phải chịu sự công kích dữ dội từ phía chính quyền. Mùa xuân 1820, do những bài thơ cách mạng, thống đốc Sankt-Peterburg, bá tước M. Miloradovich, đã quyết định đày Pushkin tới Siberia. Tuy nhiên nhờ sự giúp đỡ và ảnh hưởng của những người bạn (những nhà văn, nhà thơ lớn của nước Nga), cuối cùng ông chỉ phải chịu mức án nhẹ hơn bị trục xuất khỏi Sankt-Peterburg vô thời hạn.

Sau khi rời Sankt-Peterburg, Pushkin đã đi xuống miền nam nước Nga, tới Kavkaz và Crimea, Moldavia, Kiev. Trong thời gian này ông vẫn tiếp tục cho ra đời những tác phẩm mới có ảnh hưởng rất lớn tới văn học Nga thế kỷ 19, như Người tù Kavkaz (Кавказский пленник, 1822); Gavriiliada (Гавриилиада, 1821); Anh em lũ cướp (Братья разбойники, 1822); Đài phun nước Bakhchisarayskiy (Бахчисарайский фонтан, 1824).

Năm 1823, ở Kishinov, Pushkin bắt tay vào viết tiểu thuyết bằng thơ, kiệt tác Evgeny Onegin (Евгений Онегин). Tháng 7 năm 1824, với đơn xin ân xá, Pushkin được chính quyền cho phép về ở khu trang trại Pskov tại vùng Mikhailovskoe dưới sự kiểm soát của gia đình. Năm 1825, trong lần sang thăm trang trại láng giềng, Pushkin đã gặp nàng Anna Kern, người tạo cho ông cảm hứng để sáng tác nhiều bài thơ nổi tiếng. Theo một thống kê đáng tin cậy thì những bóng hồng đi qua cuộc đời Pushkin, là nguồn cảm hứng cho ông viết nên những bài thơ hay, họ gồm có 113 người. Điều này cũng được chính Pushkin xác nhận trong bức thư ông viết cho nữ Công tước V. F. Vyazemskaya: “Cuộc hôn nhân của tôi với Natalya (xin để trong dấu ngoặc, là tình yêu thứ 113 của tôi) đã quyết định xong” (Mon mariage avec Natalie (qui par parenthèse est mon cent-treizième amour) est décidé). Puskin nổi tiếng khắp thế giới không chỉ là nhà thơ lớn (lớn nhất) của nước Nga mà còn là một người tình vĩ đại.

Năm 1831, Pushkin kết hôn với người đẹp Natalya Goncharova. Họ có bốn người con (hai trai và hai gái). Chính người đẹp Natalya Goncharova là nguồn cảm hứng cho sáng tạo của Pushkin nhưng cũng là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông. Năm 1837, do những tin đồn về quan hệ ngoại tình của vợ mình với Georges Charles de Heeckeren d'Anthès (thường được gọi là Dantes), một sỹ quan kỵ binh người Pháp trong quân đội Sa hoàng, Puskin đã thách đấu súng với viên sĩ quan trẻ tuổi này. Cuộc đọ súng đã kết thúc hết sức bi kịch khi cả hai đối thủ đều bị thương, nhưng Puskin đã bị trọng thương và qua đời hai ngày sau đó – 10 tháng 2 năm 1837 (ngày 29 tháng 1, theo lịch cũ).

Nói về nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhà thơ vĩ đại thì người đời đã nói không biết bao nhiêu mà kể cho hết. Bởi vì mối quan hệ phức tạp giữa Pushkin và Dantes không đơn giản là quan hệ giữa hai người đàn ông bình thường mà còn có sự tham gia của những người khác nữa, ngoài người vợ Natalya Goncharova, thì nhà ngoại giao người Hà Lan, Đại sứ Pháp tại Nga, bố nuôi của Dantes là Van Heeckeren cũng đóng một vai trò quan trọng... Đã từng có đến 21 lần thách đấu (trong đó từ phía Pushkin là 15 lần) và đã từng xảy ra 4 lần đấu súng. Trong phạm vi bài viết này chỉ xin đề cập qua về một trong những khía cạnh của vấn đề… 

 Nhiều người hâm mộ của thiên tài tin chắc rằng chính Natalya Goncharova đã đóng một vai trò tai họa trong cuộc đời của nhà thơ. Rằng cuộc đấu tay đôi với Dantes dẫn đến cái chết của người sáng tạo vĩ đại  là kết quả của hành vi phù phiếm của cô.  

 Cũng có những người cho rằng Natalya Goncharova chưa bao giờ trải qua một tình yêu đích thực dành cho người chồng nổi tiếng của mình. Một số nhà nghiên cứu trích dẫn ngày càng nhiều bằng chứng mới ủng hộ giả thuyết rằng cô kết hôn với nhà thơ là theo một sự tính toán thông thường. Gia đình của Natalya rơi vào cảnh túng thiếu, bên cạnh đó, cô phải chịu sự cai quản của một người ông nội chuyên quyền, độc đoán… Khi đồng ý kết hôn, người phụ nữ xinh đẹp này đã có cơ hội thoát khỏi ngôi nhà khắc nghiệt kia.

Mối quan hệ của Natalya Goncharova với Dantes tại một số thời điểm dường như đã vượt ra ngoài ranh giới của sự tán tỉnh. Đáp lại lời tỏ tình của Dantes, cô vẫn nói: “Em yêu anh như chưa bao giờ được yêu, nhưng anh đừng đòi hỏi ở em nhiều hơn là trái tim của em, bởi vì tất cả mọi thứ khác đều đã không thuộc về em nữa rồi”. 

Tuy nhiên sự lạnh nhạt với chồng cũng chưa đến mức phản bội. Thế nhưng lòng ghen của Pushkin thì không có giới hạn. Ông điên cuồng tức giận vì nghĩ rằng người vợ có thể phản bội mình ngay cả khi chỉ là về mặt tinh thần. Như một kẻ chuyên quyền phương Đông, ông muốn tất cả mọi thứ: xác thịt và tình cảm của vợ chỉ thuộc về ông. 

Theo tự nhiên, Pushkin vốn mang trong mình dòng máu châu Phi, không biết cách yêu một cách trung thành và chung thủy. Ông không hoàn toàn là một người Âu quí tộc để tôn vinh các khái niệm về nghĩa vụ và sự đàng hoàng đối với một người phụ nữ. Trong vẻ đẹp thần thánh của Natalya, có thể ông đã không nhìn thấy bất cứ điều gì cao siêu và không hề mang lại sự linh thiêng thực sự cho vẻ đẹp tâm hồn.

Sự ghen tuông khiến cảm giác yêu say đắm trở nên đau đớn, điên cuồng và chí tử. Sự ghen tuông thổi bùng lên ngọn lửa hận thù. Vì sao lại như vậy? Là để có những cơn xúc động mới và những cảm giác mạnh. Pushkin cả đời, kể từ thời kỳ ở Odessa, đã ở trong một cơn ghen tuông như vậy. 

Pushkin không hẳn bị giết bởi Dantes, mà bởi sự phù phiếm, sự ghen tuông và sự tự ái của chính mình. Người ngưỡng mộ sắc đẹp của Natalya chỉ là một công cụ mù quáng đánh vào nhà thơ.

Pushkin bị ám ảnh bởi sự ghen tuông và ý tưởng trả thù đầy ám ảnh đến nỗi ông không còn chú ý đến lời khuyên của bạn bè và người thân trước thềm trận đấu với Dantes. Ngay cả sự can thiệp từ Hoàng đế Nikolay, người đã cảnh báo là không được manh động, cũng không giúp được gì. Thiên tài người Nga đã giao phó cuộc đời mình cho Số phận - thế lực mù quáng thường xuyên bóp méo số phận của ông! 

Ghen tuông là một nỗ lực tuyệt vọng để cứu vãn tình yêu, nhưng ở đây nó lại được gắn liền với sự điên rồ. Đọc lại các tài liệu liên quan đến cuộc đấu tay đôi bi thảm của Pushkin, chúng ta có thể đi đến kết luận: không hề có sự phản bội của Natalya mà chỉ có sự lạnh nhạt không thể tránh khỏi đối với nhau . Cả thành phố St. Petersburg đều đã nhìn thấy điều làm tổn thương danh dự của nhà thơ. Khí chất của người châu Phi được nhân lên bởi sự kiêu ngạo của nhà quý tộc Nga và đẩy nhà thơ đến cuộc gặp gỡ định mệnh với một đối thủ tưởng tượng trên sông Đen đã dẫn đến cái chết của nhà thơ vĩ đại.



Tác phẩm:
Aleksander Pushkin sống 37 năm và đã sáng tác 14 trường ca, 1 tiểu thuyết bằng thơ, 7 vở kịch thơ, 7 truyện cổ tích, 15 tác phẩm văn xuôi và 783 bài thơ. Ngoài ra, Puskin còn để lại 786 bức thư. Qua những bức thư này người đọc biết rõ nhất về những mối quan hệ của ông từ những ngày còn học ở trường đến những ngày tháng cuối cùng của đời ông cũng như quan điểm, thái độ của ông đối với những sự việc xảy ra trong đời ông. Puskin là một thiên tài lớn và đa dạng, ngoài sáng tác (thơ, kịch và văn xuôi) ông còn dịch, mô phỏng các sự tích dân gian không chỉ của Nga mà còn của các dân tộc Slavơ và các dân tộc ở phương Tây. Ông dịch, mô phỏng từ Kinh Thánh, Kinh Koran, từ những tác giả cổ đại của phương Đông và phương Tây đến những tác giả nổi tiếng thế giới của thời đại ông, tất cả là hơn 50 tác giả nước ngoài. Xưa nay bạn đọc Việt Nam đã được làm quen với một số tác phẩm văn xuôi, truyện thơ Ông lão đánh cá và con cá vàng (bằng văn xuôi rút gọn) – đây cũng là tác phẩm mà Puskin lấy cốt truyện từ Ông lão đánh cá và mụ vợ của anh em nhà Grimm, tiểu thuyết thơ Evgeny và Onegin… Còn thơ thì chủ yếu là những bài thơ trữ tình. Phần dịch của chúng tôi gồm 230 bài, ngoài thơ trữ tình chúng tôi còn dịch những bài thơ triết học, tôn giáo, các sự tích dân gian cũng như những bài mô phỏng Kinh Thánh và Kinh Koran. Chúng tôi không phân biệt thơ sáng tác và thơ dịch nhưng ở phần chú thích có dẫn nguồn của những bài thơ mà Puskin dịch hoặc mô phỏng thơ của ai. Ngoài ra, chúng tôi cũng dịch một số bức thư tình trong số 786 bức thư của Puskin.

Trường ca:
1- Ruslan và Lyudmila (
Руслан и Людмила, 1817-1820)
2- Người tù Kavkaz (
Кавказский пленник, 1820-1821)
3- Bài ca Gavriil (
Гавриилиада, 1821)
4- Vadim (
Вадим, 1821-1822)
5- Anh em lũ cướp (
Братья разбойники, 1821-1822)
6- Đài phun Bakhchisaray (
Бахчисарайский фонтан, 1821-1823)
7- Đoàn người Digan (
Цыганы, 1824)
8- Bá tước Nulin (
Граф Нулин, 1825)
9- Poltava (
Полтава, 1828-1829)
10- Tazit (
Тазит, 1829-1830)
11- Ngôi nhà nhỏ ở Kolomna (
Домик в Коломне, 1830)
12- Ezersky (
Езерский, 1832)
13- Angelo (
Анджело, 1833)
14- Kỵ sĩ đồng (
Медный всадник, 1833)

Tiểu thuyết thơ:
1- Yevgeny Onegin (
Евгений Онегин, 1823-1832)

Kịch:
1- Boris Godunov (
Борис Годунов, 1825)
2- Hiệp sĩ keo kiệt (
Скупой рыцарь, 1830)
3- Mozart và Salieri (
Моцарт и Сальери, 1830)
4- Vị khách bằng đá (
Каменный гость, 1830)
5- Yến tiệc thời thổ tả (
Пир во время чумы, 1830)
6- Nàng tiên cá (
Русалка, 1829-1832)
7- Những cảnh từ thời hiệp sĩ (Сцены из рыцарских времен, 1835)

Thơ:
-
Thơ giai đoạn 1813-1825
-
Thơ giai đoạn 1826-1836
-
Thơ Puskin xếp theo ABC (Стихотворения Пушкина по алфавиту)

Văn xuôi:
1- Người da đen của Pyotr Đại đế (Арап Петра Великого, 1827)
2-
Tiểu thuyết bằng thư (Роман в письмах, 1829)
3-
Tập truyện của Ivan Petrovich Belkin quá cố (Повести покойного Ивана Петровича Белкина, 1830)
4-
Bão tuyết (Метель, 1830)
5-
Lịch sử làng Goryukhino (История села Горюхина, 1830)
6- Tiểu thư – Nông dân (Барышня-крестьянка, 1830)
7- Người đóng quan tài (Гробовщик, 1830)
8- Người trông coi cố định (Станционный смотритель, 1830)
9-
Roslavlyov (Рославлев, 1831)
10- Dubrovsky (Дубровский, 1833)
11- Kirjali (Кирджали, 1834)
12-
Con đầm pích (Пиковая дама, 1834)
13- Đê
m Ai Cập (Египетские ночи, 1835)
14-
Cuộc hành trình đến Arzrum trong năm 1829 (Путешествие в Арзрум во время похода 1829 года, 1835)
15-
Người con gái viên Đại úy (Капитанская дочка, 1836)

Truyện cổ tích:
1-
Chàng rể (Жених, 1825)
2-
Chuyện ông cố đạo và người làm công Balda (Сказка о попе и о работнике его Балде, 1830)
3-
Chuyện nhà gấu (Сказка о медведихе, 1830?)
4-
Chuyện vua Saltan (Сказка о царе Салтане, 1831)
5- Chuyện ông lão đánh cá và con cá vàng (Сказка о рыбаке и рыбке, 1833)
6-
Chuyện nàng công chúa đã chết và bảy tráng sĩ (Сказка о мёртвой царевне и семи богатырях(1833)
7- Chuyện con gà trống vàng (Сказка о золотом петушке, 1834) 

230 bài đã dịch ra Tiếng Việt (Song Ngữ Việt - Nga):
(Xếp theo thời gian sáng tác)

Hai bài tiếng Pháp:


1.CHÂN DUNG CỦA TÔI

Bạn yêu cầu bức chân dung của tôi
Mà cần vẽ tự nhiên như vốn có
Nó sẽ được vẽ nhanh thôi bạn ạ
Mặc dù đấy là tiểu phẩm mà thôi.   

Tôi vốn kẻ chơi bời, xin nói thật
Từ những khi còn trên ghế nhà trường
Và tôi cũng xin nói rất thật lòng
Tôi là một kẻ không hề dại dột.

Và cũng chẳng hề ba hoa mách lẻo
Rằng ta đây là tiến sĩ Xoóc-bon
Nhưng chẳng có ai người chán ngấy hơn
Là bản chất của tôi như vốn có.

Về chiều cao, so với kẻ cao ngồng
Thì có lẽ chắc gì tôi sánh nổi
Gương mặt tôi nét trẻ trung tươi rói
Mái tóc xoăn và tóc có màu hung.

Tôi vốn yêu cuộc đời, thích đám đông
Sự cô đơn – tôi vô cùng căm ghét
Ghét tranh luận, cãi lộn, và nói thật
Tôi cũng không ưa gì chuyện học hành. 

Nhảy nhót, diễn kịch – tôi mê vô cùng
Và nếu phải nói một cách chân thật
Thì tôi sẽ nói rằng tôi thích nhất
Là giá như đã không học ở trường.

Theo những điều như thế, bạn mến thương
Bạn có thể biết về tôi cặn kẽ
Tôi được tạo bằng bàn tay của Chúa
Nên tôi muốn là như thế thường xuyên.

Điệu bộ có phần giống quỉ, ngông nghêng
Và gương mặt có phần nào giống khỉ
Thêm vào đó một chút cuồng thi sĩ
Thế là chân dung cho bạn – Puskin.
1814


Mon Portrait

Vous me demandez mon portrait,
Mais peint d’après nature;
Mon cher, il sera bientôt fait,
Quoique en miniature.

Je suis un jeune polisson,
Encore dans les classes;
Point sot, je le dis sans façon
Et sans fades grimaces.

Onc il ne fut de babillard,
Ni docteur en Sorbonne —
Plus ennuyeux et plus braillard.
Que moi-même en personne.

Ma taille à celles des plus longs
Ne peut être égalée;
J’ai le teint frais, les cheveux blonds
Et le tête bouclée.

J’aime et le monde et son fracas,
Je hais la solitude;
J’abhorre et noises, et débats,
Et tant soit peu l'étude.

Spectacles, bals me plaisent fort
Et d’après ma pensée,
Je dirais ce que j’aime encor…
Si n'étais au Lycée.

Après cela, mon cher ami,
L’on peut me reconnaître:
Oui! tel que le bon dieu me fit,
Je veux toujours paraître.

Vrai démon pour l’espièglerie,
Vrai singe par sa mine,
Beaucoup et trop d'étourderie.
Ma foi, voila Pouchkine.
<1814>



2.THƠ XTĂNG-XƠ

Bạn đã thấy bông hồng vẻ dịu dàng
Người con gái yêu của ngày tươi sáng.
Giữa ngày xuân bông hoa kia nở thắm
Tượng trưng cho cái đẹp của tình chăng?

Trong mắt ta vẻ đẹp tuyệt vời hơn
Nàng Ơ-đô-xi hôm nay tỏa sáng
Vẻ đẹp này với mùa xuân đem sánh
Xinh như hoa và tươi trẻ hơn phần.

Nhưng than ôi! Rồi mưa gió, bão giông
Những đứa con của mùa đông khắc nghiệt
Sẽ bay lượn trên đầu ta gào thét
Bao phủ khắp mặt đất, nước, không trung.

Chẳng còn hoa, sẽ chẳng có hoa hồng
Người con gái của tình yêu nồng thắm
Sẽ héo úa và bông hoa rủ xuống
Thì ngày vui sáng tỏ có còn không.

Ơ-đô-xi hãy gấp gáp vội vàng
Hãy tận hưởng những ngày vui hạnh phúc.
Chẳng lẽ tuổi già lạnh và nước mắt
Còn cảm nhận ra cơn nóng của tình?
1814



Stances

Avez-vous vu la tendre rose,
L'aimable fille d'un beau jour,
Quand au printemps а peine éclose,
Elle est l'image de l'amour?

Telle а nos yeux, plus belle encore.
Parut Eudoxie aujourd'hui;
Plus d'un printemps la vit éclore,
Charmante et jeune comme lui.

Mais, hélas! les vents, les tempêtes,
Ces fougueux enfants de l'Hiver,
Bientôt vont gronder sur nos têtes,
Enchaîner l'eau, la terre et l'air.

Et plus de fleurs, et plus de rose!
L'aimable fille des amours
Tombe fanée, а peine éclose;
Il a fui, le temps des beaux jours!

Eudoxie! aimez, le temps presse;
Profitez de vos jours heureux!
Est-ce dans la froide vieillesse
Que de l'amour on sent les feux?
<1814>

Thơ Puskin Song Ngữ - P. 2


3.GỬI NATASHA

Mùa hè đỏ đang tàn
Ngày sáng dần đi hết
Màn sương mờ trải khắp
Trong bóng tối của đêm.
Đồng ruộng giờ trống không
Dòng suối giờ lạnh ngắt
Rừng xanh giờ đã bạc
Đã tái nhợt trời xanh.

Natasha - ánh sáng
Không thấy bóng thấy hình?
Không muốn đem lòng mình
Sẻ chia cùng người bạn?
Không trên hồ gợn sóng
Không dưới bóng cây xanh
Không còn gặp lại em
Giờ sớm hay giờ muộn.

Một mai này giá lạnh
Trên đồng vắng, trong rừng
Ngọn lửa trong lều con
Một mai này tỏa sáng.
Nhìn thấy em đã chẳng
Như hoàng tước trong lồng
Anh rồi sẽ đau buồn
Khi về em hồi tưởng.
1814

К Наташе

Вянет, вянет лето красно;
Улетают ясны дни;
Стелется туман ненастный
Ночи в дремлющей тени;
Опустели злачны нивы,
Хладен ручеек игривый;
Лес кудрявый поседел;
Свод небесный побледнел.

Свет-Наташа! где ты ныне?
Что никто тебя не зрит?
Иль не хочешь час единый
С другом сердца разделить?
Ни над озером волнистым,
Ни под кровом лип душистым
Ранней — позднею порой
Не встречаюсь я с тобой.

Скоро, скоро холод зимный
Рощу, поле посетит;
Огонек в лачужке дымной
Скоро ярко заблестит;
Не увижу я прелестной
И, как чижик в клетке тесной,
Дома буду горевать
И Наташу вспоминать.
1814


4.MÔ PHỎNG THƠ PHÁP*

Tôi đã mê đắm đuối vợ của anh
Giá số phận cho tôi ba người vợ
Được như vợ của anh trong mọi thứ
Thì hai người tôi hiến quỷ sa tăng
Đ nhận người thứ ba quỉ đồng ý.
1814
_______________
*Đây là bài thơ mô phỏng Épigramme VIII của J.-B. Rousseau (1670 – 1741) J’ai depuis peu vu ta femme nouvelle… Thực ra đây là bài thơ mà Jean-Baptiste Rousseau dịch thơ của Johannes Secundus (1511 – 1536) – nhà thơ Hà Lan viết bằng tiếng Latinh.

Подражание французскому

Супругою твоей я так пленился,
Что если б три в удел достались мне,
Подобные во всем твоей жене,
То даром двух я б отдал сатане
Чтоб третью лишь принять он согласился.
1814
  


5.THƠ VỀ CHIẾC VÁY*

Anh yêu em, ơi chiếc váy thân thương
Khi mỗi lần trong buổi chiều em đợi
Natalya, áo gấm khi em cởi
Để chỉ còn hình dáng mỏng vây quanh
Còn gì dễ thương hơn thế nữa em?
Khi em vây lấy đôi chân tuyệt mỹ
Những tia nước sáng hơn, trong suốt hơn
Chạm vào nơi có vị thần tuổi trẻ
Đang ngủ yên giữa hoa huệ hoa hồng.
1813
___________
*Đoạn trích từ Trường ca Монах (Tu sĩ).

Люблю тебя, о юбка дорогая

Люблю тебя, о юбка дорогая,
Когда, меня под вечер ожидая,
Наталья, сняв парчовый сарафан,
Тобою лишь окружит тонкий стан.
Что может быть тогда тебя милее?
И ты, виясь вокруг прекрасных ног,
Струи ручьев прозрачнее, светлее,
Касаешься тех мест, где юный бог
Покоится меж розой и лилеей.


6.GỬI HAI NGƯỜI AKEKSANDR PAVLOVICH*

Romanov và Zernov nghênh ngang
Cả hai đều giống nhau khủng khiếp:
Zernov thì chân đi cà nhắc
Còn cái đầu Romanov vênh vang.
Nhưng liệu tôi có đủ sức để dùng
Sự so sánh kết thúc đồ chó chết?
Một người nọ dập mũi từ trong bếp
Còn kẻ kia chết trong trận Tam Hoàng**
1813
______________
*Đây là bài thơ trào phúng của Pushkin chống lại Hoàng đế Alexander I (tức Александр Павлович Романов – Aleksandr Pavlovich Romanov), người mà nhà thơ so sánh với người  trùng tên của ông, trợ lý gia sư tại trường Lyceum, Aleksandr Pavlovich Zernov.
**Trận Tam Hoàng – tức Trận Austerlitz (phát âm tiếng Việt: Ao-xtéc-lích), một trận thắng vang dội của Napoléon Bonaparte ngày 2 tháng 12 năm 1805 chiến thắng liên quân Nga - Áo.

Двум Александрам Павловичам

Романов и Зернов лихой,
Вы сходны меж собою:
Зернов! хромаешь ты ногой,
Романов головою.
Но что, найду ль довольно сил
Сравненье кончить шпицом?
Тот в кухне нос переломил,
А тот под Австерлицем.
1813


7.LAIS, NGƯỜI ĐẶT GƯƠNG TRONG ĐỀN VENUS

Gương của tôi đâyKiprida, hãy nhận nó!
Nữ thần sắc đẹp sẽ tuyệt vời muôn thuở
Nàng không sợ gì cơn giận của thời gian
Nàng không phải người trần
Còn tôi cúi mình theo phận số
Không đ sức đ ngắm mình trong gương
Không phải người đã từng
Không phải người đang có.
1814
____________
*Đây là bài thơ Puskin dịch bài “Sur Laïs qui remit son miroir dans le temple de Vénus” của Voltaire (1694 – 1778) từ tiếng Pháp. Bài này Voltaire cũng đi dịch thơ của nhà thơ La Mã cổ đại Decimus Magnus Ausonius (310 – 394) từ tiếng Latinh còn Ausonius thì lại đi dịch thơ của Platon (4278 – 347 tr. CN)  từ tiếng Hy Lạp. Kiprida chính là Vénus hay Aphrodite.

Лаиса Венере, посвящая ей свое зеркало

Вот зеркало моё — прими его, Киприда!
Богиня красоты прекрасна будет ввек,
Седого времени не страшна ей обида:
Она — не смертный человек;
Но я, покорствуя судьбине,
Не в силах зреть себя в прозрачности стекла,
Ни той, которой я была,
Ни той, которой ныне.
1814