Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Thơ Puskin Song Ngữ - P. 21


140.BA MẠCH NGUỒN

Giữa thảo nguyên đời u buồn và vô tận
Vẫn tồn tại ba mạch nước kín thầm
Mạch tuổi trẻ, nhanh nhẹn và điên cuồng
Chạy nhảy, sôi lên, rì rầm, lấp lánh.

Dậy sóng nguồn xúc cảm mạch Castal
Giữa thảo nguyên cho kẻ lưu đày uống.
Mạch cuối cùnglà mạch nguồn quên lãng
Ngọt ngào hơn, xua cơn khát của tim.
1827
____________
*Mạch Castalmạch nước nguồn Thi Sơn (Hy Lạp) tạo cảm xúc cho các nhà thơ; mạch nguồn quên lãng – đấy là dòng sông Letè Địa ngục. Pushkin nói về ba phạm trù quan trọng nhất của đời người: tuổi trẻ, nguồn cảm hứng và cái chết.

Три ключа

В степи мирской, печальной и безбрежной,
Таинственно пробились три ключа:
Ключ юности, ключ быстрый и мятежный,
Кипит, бежит, сверкая и журча.
Кастальский ключ волною вдохновенья
В степи мирской изгнанников поит.
Последний ключ — холодный ключ забвенья,
Он слаще всех жар сердца утолит.


141.GỬI NHỮNG NGƯỜI BẠN

Không, tôi không là kẻ ưa xu nịnh
Khi tôi làm thơ ca ngợi Sa hoàng
Tôi là người đã dám đem tình cảm
Thể hiện bằng ngôn ngữ của trái tim.

Tôi đơn giản chỉ là người yêu ông
Ông cai trị trung thực và linh động
Bỗng nhiên ông làm nước Nga hồi sinh
Bằng lao động, chiến tranh và hy vọng.

Dù tuổi trẻ sôi lên trong người ông
Nhưng linh hồn tối cao đâu khắc nghiệt
Rõ ràng với kẻ mà ông trừng phạt
Ông đang ban ơn một cách âm thầm.

Cuộc đời tôi trôi trong cảnh lưu đày
Biệt ly với những người tôi yêu mến
Nhưng với tôi ông giang rộng bàn tay
Của Sa hoàng – để tôi về gặp bạn.

Ông tôn trọng ở tôi nguồn xúc cảm
Và giải thoát cho ý nghĩ của tôi
Thì làm sao không chân thành xúc động
Không ca ngợi ông hở bạn của tôi?

Tôi là kẻ xu nịnh và láu lỉnh
Đang gây ra đau khổ cho Sa hoàng
Trong số quyền lợi quốc gia của ông
Chỉ mỗi khoan dung là ông giới hạn.

Ông nói rằng: hãy coi thường dân chúng
Át giọng nói dịu dàng của tự nhiên
Thành quả của giáo dục – ông cho rằng:
Sự suy đồi và linh hồn phản loạn.

Tai họa ở nơi nô lệ và xu nịnh
Những kẻ này được phép đến ngai vàng
Còn nhà thơ thiên tài được trời ban
Đành im lặng, đưa cặp mắt nhìn xuống.
1828
________________
*Bài thơ “Thơ Xtăng-xơ” (Với hy vọng tốt đẹp và vinh quang) bị cho là sự nịnh bợ của Pushkin và ông đã viết bài thơ này như một sự thanh minh. Tuy vậy ta chỉ thấy rõ là ở ba khổ cuối mới là sự thay đổi của Pushkin, kêu gọi bảo vệ quyền lợi của dân chúng và giáo dục, đòi hỏi quyền tự do được thể hiện chính kiến. Chính vì những điều này mà Sa hoàng Nikolai I không cho phép in bài thơ này.

Друзьям

Нет, я не льстец, когда царю
Хвалу свободную слагаю:
Я смело чувства выражаю,
Языком сердца говорю.

Его я просто полюбил:
Он бодро, честно правит нами;
Россию вдруг он оживил
Войной, надеждами, трудами.

О нет, хоть юность в нем кипит,
Но не жесток в нем дух державный:
Тому, кого карает явно,
Он втайне милости творит.

Текла в изгнань
e жизнь моя,
Влачил я с милыми разлуку,
Но он мне царственную руку
Простер — и с вами снова я.

Во мне почтил он вдохновенье,
Освободил он мысль мою,
И я ль, в сердечном умиленье,
Ему хвалы не воспою?

Я льстец! Нет, братья, льстец лукав:
Он горе на царя накличет,
Он из его державных прав
Одну лишь милость ограничит.

Он скажет: презирай народ,
Глуши природы голос нежный,
Он скажет: просвещенья плод —
Разврат и некий дух мятежный!

Беда стране, где раб и льстец
Одни приближены к престолу,
А небом избранный певец
Молчит, потупя очи долу.
1828 


142.GỬI EK. N. USHAKOVA

Trong xa cách với em
Nhưng anh vẫn thấy gần
Anh khổ vì ký ức
Về môi, mắt mỏi mệt
Thổn thức trong lặng yên
Anh không muốn yên lòng
Nếu anh treo cổ chết
Em có thở dài chăng?
1827

Ек. Н. Ушаковой

В отдалении от вас
С вами буду неразлучен,
Томных уст и томных глаз
Буду памятью размучен;
Изнывая в тишине,
Не хочу я быть утешен,—
Вы ж вздохнете ль обо мне,
Если буду я повешен?
1827
  

143.GỬI EK. N. USHAKOVA

Ngày xửa ngày xưa, thời thượng cổ
Thường có linh hồn hoặc có bóng ma
Hiện ra và xua đuổi quỉ
Có một câu châm ngôn rất giản dị:
“Amen, amen, hãy tan ra!”
Thời của ta có ít quỉ và ma
Có trời biết, chúng trốn đi đâu chứ.
Nhưng em, tiên thần của anh lành hay dữ
Khi anh đứng trước em
Nhìn dáng em, đôi mắt, mái tóc vàng
Và khi anh nghe giọng nói
Những lời em huyên thuyên và sôi nổi
Anh ngẩn ngơ, anh đau khổ vô cùng
Đứng trước em mà anh run lẩy bẩy
Với một ước mơ tràn ngập trong tim
“Amen, amen, hãy tan ra!” – anh gọi.
1827

Ек. Н. Ушаковой

Когда, бывало, в старину
Являлся дух иль привиденье,
То прогоняло сатану
Простое это изреченье:
«Аминь, аминь, рассыпься!». В наши дни
Гораздо менее бесов п привидений
(Бог ведает, куда девалися они!).
Но ты, мой злой иль добрый гений,
Когда я вижу пред собой
Твой профиль, и глаза, и кудри золотые,
Когда я слышу голос твой
И речи резвые, живые,
Я очарован, я горю
И содрогаюсь пред тобою
И сердца пылкого мечтою
«Аминь, аминь, рассыпься» говорю.
1827
  

Thơ luân lý bốn câu

144.
SỰ CÂN BẰNG

Người nhà quê! Trong nhà người chẳng có
Bạc hay vàng, nhưng người hạnh phúc thay:
Sống với tình yêu tình bạn tháng ngày
Không bụi bặm, ồn ào như thành phố!

145.SỐ PHẬN CỦA THIÊN TÀI

Con rắn nhìn thấy cây hoa xuyên tuyết
Liền trút ngay nọc độc lên cây này
Thiên tài là đối tượng của tỵ hiềm ghen ghét
Chịu khổ đau và chịu cảnh đọa đày.

146.LỜI TIÊN ĐOÁN ĐÚNG

Sư tử hỏi lừa: “Liệu ta có khỏi bệnh?”
Lừa trả lời sư tử: “Chúa sơn lâm!
Ngươi không chết, thì sống như đã từng”, -
Hai lần hai là bốn.

147.
SỰ CHÍNH XÁC CỦA TỤC NGỮ

Một ngọn nến sáng trong nhà yếu ớt
Thêm ngọn thứ hainhà gỗ sáng bừng.
Lời của người xưa là luôn chính xác:
Ba người dại hợp lại thành người khôn.

148.
SỰ TRẢ THÙ

Một con ong đốt vào trán con gấu
Vì muốn trả thù cho những tổ ong
Nhưng ong chết vì nọc ong không còn
Số phận kẻ ưa trả thù – linh cữu.

149.
SỰ KIÊN ĐỊNH

Sư tử hãy xem cái vẻ kinh hoàng
Voi kêu lên: - Thiên hạ đang nổi loạn!”
Ta rung bờm, tất cả đều ngoan ngoãn!”
Trước hiểm nguy chúa tể chẳng hề run.

150.
MẠNH VÀ YẾU

Chim ưng đánh ngỗng, đại bàng đánh chim ưng
Cá sấu luôn làm cá măng phát khiếp
Sói chết vì hổ còn mèo ăn chuột.
Đ
ời thường xuyên có sức mạnh cao hơn.

151.
THIÊN NGA VÀ NGỖNG

Một hôm ngỗng muốn nhạo báng thiên nga
Đã
lấy rong sình lầy đem bôi bẩn
Nhưng sau khi rửa thiên nga lại trắng.
Phải làm gì nếu bị bẩn?... Rửa đi.

152.
KHỈ ĐUÔI DÀI

Khỉ đuôi dài thời trẻ rất thích nhảy
Khi đã già còn nhảy vách đá cao
Đ
iều gì xảy ra? Đôi chân bị gãy.
Hãy coi chững tuổi già đó, nhà thơ!

153.
SỐ PHẬN CHUNG

Cây thỉ xa đẹp giữa đồng lúa mạch
Tươi tốt mùa xuân, nở hoa mùa hè
Rồi mùa thu sang cuộc đời chấm hết.
Đ
ấy chính là số phận kiếp phù du!

154.
SỰ BẤT HÒA VÔ HẠI

Những con chó cãi nhau vì cục xương
Nhưng khi quay lại đều yên lặng cả
Ai nấy lặng lẽ đi về nhà mình.
Có những bất hòa mà không ẩu đ.

155.
QUI LUẬT CỦA THIÊN NHIÊN

Trong không khí hoa tím tỏa mùi hương
Còn chó sói ăn thịt loài gặm cỏ
Chó sói khát máu, hoa tímdịu hiền
Mọi thứ theo bản năng thiên nhiên cả.
1826 

Hравоучительные четверостишия

1. РАВНОВЕСИЕ

О мирный селянин! в твоём жилище нет
Ни злата, ни сребра; но ты счастлив стократно:
С любовью, с дружбой ты проводишь дни приятно,
А в городе и шум, и пыль, и стук карет!

2. УДЕЛ ГЕНИЯ

Змея увидела подснежник, ранний цвет,
И ядом облила прелестное растенье.
Так гений, наглости завистника предмет,
Страдает без вины и терпит угнетенье.

3. ВЕРНОЕ ПРЕДСКАЗАНИЕ

Пройдет ли мой недуг?— лев у осла спросил;
Осёл ответствовал: «О царь, сильнейший в мире!
Когда ты не умрёшь, то будешь жив, как был».
Два раза два — четыре.

4. СПРАВЕДЛИВОСТЬ ПОСЛОВИЦЫ

Одна свеча избу лишь слабо освещала;
Зажгли другую — что ж? Изба светлее стала.
Правдивы древнего речения слова:
Ум хорошо, а лучше два.

5. МСТИТЕЛЬНОСТЬ

Пчела ужалила медведя в лоб.
Она за соты мстить обидчику желала;
Но что же? Умерла сама, лишившись жала.
Какой удел того, кто жаждет мести?— Гроб.

6. НЕПОКОЛЕБИМОСТЬ

— Познай, светлейший лев, смятения вину,—
Рек слон: — в народе бунт! повсюду шум и клики!
«Смирятся,— лев сказал,— лишь гривой я тряхну».
Опасность не страшна для мощного владыки.

7. СИЛА И СЛАБОСТЬ

Орёл бьет сокола, а сокол бьёт гусей;
Страшатся щуки крокодила;
От тигра гибнет волк, а кошка ест мышей.
Всегда имеет верх над слабостию сила.

8. ЛЕБЕДЬ И ГУСЬ

Над лебедем желая посмеяться,
Гусь тиною его однажды замарал;
Но лебедь вымылся и снова белым стал.
Что делать, если кто замаран?.. Умываться.

9. МАРТЫШКА

Мартышка, с юных лет прыжки свои любя,
И дряхлая ещё сквозь обручи скакала;
Что ж вышло из того?— лишь ноги изломала.
Поэт! на старости побереги себя!

10. ОБЩАЯ СУДЬБА

Во ржи был василёк прекрасной,
Он взрос весною, летом цвел
И, наконец, увял в дни осени ненастной.
Вот смертного удел!

11. БЕЗВРЕДНАЯ ССОРА

За кость поссорились собаки,
Но, поворчавши, унялись
И по домам спокойно разошлись.
Бывают ссоры и без драки.

12. ЗАКОН ПРИРОДЫ

Фиалка в воздухе свой аромат лила,
А волк злодействовал в пасущемся народе;
Он кровожаден был, фиалочка мила:
Всяк следует свой природе.
1826


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét