Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Thơ Puskin - Phần 2 (các năm 1813 - 1815)


230 bài đã dịch ra Tiếng Việt (Song Ngữ Việt - Nga):
(Xếp theo thời gian sáng tác)

1.CHÂN DUNG CỦA TÔI

Bạn yêu cầu bức chân dung của tôi
Mà cần vẽ tự nhiên như vốn có
Nó sẽ được vẽ nhanh thôi bạn ạ
Mặc dù đấy là tiểu phẩm mà thôi. 

Tôi vốn kẻ chơi bời, xin nói thật
Từ những khi còn trên ghế nhà trường
Và tôi cũng xin nói rất thật lòng
Tôi là một kẻ không hề dại dột.

Và cũng chẳng hề ba hoa mách lẻo
Rằng ta đây là tiến sĩ Xoóc-bon
Nhưng chẳng có ai người chán ngấy hơn
Là bản chất của tôi như vốn có.

Về chiều cao, so với kẻ cao ngồng
Thì có lẽ chắc gì tôi sánh nổi
Gương mặt tôi nét trẻ trung tươi rói
Mái tóc xoăn và tóc có màu hung.

Tôi vốn yêu cuộc đời, thích đám đông
Sự cô đơn – tôi vô cùng căm ghét
Ghét tranh luận, cãi lộn, và nói thật
Tôi cũng không thích gì chuyện học hành. 

Nhảy nhót, diễn kịch – tôi mê vô cùng
Và nếu phải nói một cách chân thật
Thì tôi sẽ nói rằng tôi thích nhất
Là giá như đã không học ở trường.

Theo những điều như thế, bạn mến thương
Bạn có thể biết về tôi cặn kẽ
Tôi được tạo bằng bàn tay của Chúa
Nên tôi muốn là như thế thường xuyên.

Điệu bộ có phần giống quỉ, ngông nghêng
Và gương mặt có phần nào giống khỉ
Thêm vào đó một chút cuồng thi sĩ
Thế là chân dung cho bạn – Puskin.
1814

Mon Portrait

Vous me demandez mon portrait,
Mais peint d’après nature;
Mon cher, il sera bientôt fait,
Quoique en miniature.

Je suis un jeune polisson,
Encore dans les classes;
Point sot, je le dis sans façon
Et sans fades grimaces.

Onc il ne fut de babillard,
Ni docteur en Sorbonne —
Plus ennuyeux et plus braillard.
Que moi-même en personne.

Ma taille à celles des plus longs
Ne peut être égalée;
J’ai le teint frais, les cheveux blonds
Et le tête bouclée.

J’aime et le monde et son fracas,
Je hais la solitude;
J’abhorre et noises, et débats,
Et tant soit peu l'étude.

Spectacles, bals me plaisent fort
Et d’après ma pensée,
Je dirais ce que j’aime encor…
Si n'étais au Lycée.

Après cela, mon cher ami,
L’on peut me reconnaître:
Oui! tel que le bon dieu me fit,
Je veux toujours paraître.

Vrai démon pour l’espièglerie,
Vrai singe par sa mine,
Beaucoup et trop d'étourderie.
Ma foi, voila Pouchkine.
<1814>


2.THƠ XTĂNG-XƠ

Bạn đã thấy bông hồng vẻ dịu dàng
Người con gái yêu của ngày tươi sáng.
Giữa ngày xuân bông hoa kia nở thắm
Tượng trưng cho cái đẹp của tình chăng?

Trong mắt ta vẻ đẹp tuyệt vời hơn
Nàng Ơ-đô-xi hôm nay tỏa sáng
Vẻ đẹp này với mùa xuân đem sánh
Xinh như hoa và tươi trẻ hơn phần.

Nhưng than ôi! Rồi mưa gió, bão giông
Những đứa con của mùa đông khắc nghiệt
Sẽ bay lượn trên đầu ta gào thét
Bao phủ khắp mặt đất, nước, không trung.

Chẳng còn hoa, sẽ chẳng có hoa hồng
Người con gái của tình yêu nồng thắm
Sẽ héo úa và bông hoa rủ xuống
Thì ngày vui sáng tỏ có còn không.

Ơ-đô-xi hãy gấp gáp vội vàng
Hãy tận hưởng những ngày vui hạnh phúc.
Chẳng lẽ tuổi già lạnh và nước mắt
Còn cảm nhận ra cơn nóng của tình?
1814

Stances

Avez-vous vu la tendre rose,
L'aimable fille d'un beau jour,
Quand au printemps а peine éclose,
Elle est l'image de l'amour?

Telle а nos yeux, plus belle encore.
Parut Eudoxie aujourd'hui;
Plus d'un printemps la vit éclore,
Charmante et jeune comme lui.

Mais, hélas! les vents, les tempêtes,
Ces fougueux enfants de l'Hiver,
Bientôt vont gronder sur nos têtes,
Enchaîner l'eau, la terre et l'air.

Et plus de fleurs, et plus de rose!
L'aimable fille des amours
Tombe fanée, а peine éclose;
Il a fui, le temps des beaux jours!

Eudoxie! aimez, le temps presse;
Profitez de vos jours heureux!
Est-ce dans la froide vieillesse
Que de l'amour on sent les feux?
<1814>
  

3.GỬI NATASHA

Mùa hè đỏ đang tàn
Ngày sáng dần đi hết
Màn sương mờ trải khắp
Trong bóng tối của đêm.
Đồng ruộng giờ trống không
Dòng suối giờ lạnh ngắt
Rừng xanh giờ đã bạc
Đã tái nhợt trời xanh.

Natasha - ánh sáng
Không thấy bóng thấy hình?
Không muốn đem lòng mình
Sẻ chia cùng người bạn?
Không trên hồ gợn sóng
Không dưới bóng cây xanh
Không còn gặp lại em
Giờ sớm hay giờ muộn.

Một mai này giá lạnh
Trên đồng vắng, trong rừng
Ngọn lửa trong lều con
Một mai này tỏa sáng.
Nhìn thấy em đã chẳng
Như hoàng tước trong lồng
Anh rồi sẽ đau buồn
Khi về em hồi tưởng.
1814

К Наташе

Вянет, вянет лето красно;
Улетают ясны дни;
Стелется туман ненастный
Ночи в дремлющей тени;
Опустели злачны нивы,
Хладен ручеек игривый;
Лес кудрявый поседел;
Свод небесный побледнел.

Свет-Наташа! где ты ныне?
Что никто тебя не зрит?
Иль не хочешь час единый
С другом сердца разделить?
Ни над озером волнистым,
Ни под кровом лип душистым
Ранней — позднею порой
Не встречаюсь я с тобой.

Скоро, скоро холод зимный
Рощу, поле посетит;
Огонек в лачужке дымной
Скоро ярко заблестит;
Не увижу я прелестной
И, как чижик в клетке тесной,
Дома буду горевать
И Наташу вспоминать.
1814


4.MÔ PHỎNG THƠ PHÁP*

Tôi đã mê đắm đuối vợ của anh
Giá số phận cho tôi ba người vợ
Được như vợ của anh trong mọi thứ
Thì hai người tôi hiến quỷ sa tăng
Để nhận người thứ ba quỉ đồng ý.
1814
_______________
*Đây là bài thơ mô phỏng Épigramme VIII của J.-B. Rousseau (1670 – 1741) J’ai depuis peu vu ta femme nouvelle… Thực ra đây là bài thơ mà Jean-Baptiste Rousseau dịch thơ của Johannes Secundus (1511 – 1536) – nhà thơ Hà Lan viết bằng tiếng Latinh.

Подражание французскому

Супругою твоей я так пленился,
Что если б три в удел достались мне,
Подобные во всем твоей жене,
То даром двух я б отдал сатане
Чтоб третью лишь принять он согласился.
1814
 
5.THƠ VỀ CHIẾC VÁY*

Anh yêu em, ơi chiếc váy thân thương
Khi mỗi lần trong buổi chiều em đợi
Natalya, áo gấm khi em cởi
Để chỉ còn hình dáng mỏng vây quanh
Còn gì dễ thương hơn thế nữa em?
Khi em vây lấy đôi chân tuyệt mỹ
Những tia nước sáng hơn, trong suốt hơn
Chạm vào nơi có vị thần tuổi trẻ
Đang ngủ yên giữa hoa huệ hoa hồng.
1813
___________
*Đoạn trích từ Trường ca Монах (Tu sĩ).

Люблю тебя, о юбка дорогая

Люблю тебя, о юбка дорогая,
Когда, меня под вечер ожидая,
Наталья, сняв парчовый сарафан,
Тобою лишь окружит тонкий стан.
Что может быть тогда тебя милее?
И ты, виясь вокруг прекрасных ног,
Струи ручьев прозрачнее, светлее,
Касаешься тех мест, где юный бог
Покоится меж розой и лилеей.


6.GỬI HAI NGƯỜI AKEKSANDR PAVLOVICH*

Romanov và Zernov nghênh ngang
Cả hai đều giống nhau khủng khiếp:
Zernov thì chân đi cà nhắc
Còn cái đầu Romanov vênh vang.
Nhưng liệu tôi có đủ sức để dùng
Sự so sánh kết thúc đồ chó chết?
Một người nọ dập mũi từ trong bếp
Còn kẻ kia chết trong trận Tam Hoàng**
1813
______________
*Đây là bài thơ trào phúng của Pushkin chống lại Hoàng đế Alexander I (tức Александр Павлович Романов – Aleksandr Pavlovich Romanov), người mà nhà thơ so sánh với người  trùng tên của ông, trợ lý gia sư tại trường Lyceum, Aleksandr Pavlovich Zernov.
**Trận Tam Hoàng – tức Trận Austerlitz (phát âm tiếng Việt: Ao-xtéc-lích), một trận thắng vang dội của Napoléon Bonaparte ngày 2 tháng 12 năm 1805 chiến thắng liên quân Nga - Áo.

Двум Александрам Павловичам

Романов и Зернов лихой,
Вы сходны меж собою:
Зернов! хромаешь ты ногой,
Романов головою.
Но что, найду ль довольно сил
Сравненье кончить шпицом?
Тот в кухне нос переломил,
А тот под Австерлицем.
1813


7.LAIS, NGƯỜI ĐẶT GƯƠNG TRONG ĐỀN VENUS

Gương của tôi đâyKiprida, hãy nhận nó!
Nữ thần sắc đẹp sẽ tuyệt vời muôn thuở
Nàng không sợ gì cơn giận của thời gian
Nàng không phải người trần
Còn tôi cúi mình theo phận số
Không đủ sức để ngắm mình trong gương
Không phải người đã từng
Không phải người đang có.
1814
____________
*Đây là bài thơ Puskin dịch bài “Sur Laïs qui remit son miroir dans le temple de Vénus” của Voltaire (1694 – 1778) từ tiếng Pháp. Bài này Voltaire cũng đi dịch thơ của nhà thơ La Mã cổ đại Decimus Magnus Ausonius (310 – 394) từ tiếng Latinh còn Ausonius thì lại đi dịch thơ của Platon (4278 – 347 tr. CN)  từ tiếng Hy Lạp. Kiprida chính là Vénus hay Aphrodite.

Лаиса Венере, посвящая ей свое зеркало

Вот зеркало моё — прими его, Киприда!
Богиня красоты прекрасна будет ввек,
Седого времени не страшна ей обида:
Она — не смертный человек;
Но я, покорствуя судьбине,
Не в силах зреть себя в прозрачности стекла,
Ни той, которой я была,
Ни той, которой ныне.
1814


8.LỜI TỰ THÚ CỦA MỘT NHÀ THƠ

Linh mục
Con là ai, hở con trai của ta?

Nhà thơ
Cha ơi, con là một người đàn ông nghèo khó
Trước là nhân viên văn phòng, giờ là một nhà thơ
Quanh năm suốt tháng bận bịu với giấy tờ
Con đến để ăn năn – con có nhiều tội lỗi.

Linh mục
Con hãy lại gần, trước ta đây nói thẳng
Con có định sửa mình một cách chắc chắn?

Nhà thơ
Cha ơi, linh hồn con yếu đuối, không dám nói lời.


Linh mục
Liệu con có cố gắng theo luật của Chúa Trời
Và, ngoài ra, không tôn thờ vị thần nào khác?

Nhà thơ
Về mặt này thì con lỗi lầm nhiều lắm
Tự con từng là Chúa, là đối tượng của tình yêu
Trong người con tự có anh em bè bạn
Con tự mình là ông hoàng và quỉ sứ của con
Và tệ hơn, chỉ con là bạn đọc của mình.

Linh mục
Thế con có thực hiện điều răn thứ hai không vậy?

Nhà thơ
Thần tượng thì con đã từng có vô vàn
Con yêu vàng và thích quyền quí giàu sang
Mê những cô Glaphira trong từng bài hát
Những người mà con chưa bao giờ thấy mặt
Nhưng tuy nhiên, con say mê sự vô thần.

Linh mục
Thế tên gọi của Chúa Trời?

Nhà thơ
Khi mà con thiếu vắng
Hoặc là vần điệu, hoặc âm tiết, thì cũng từng
Lấy tên Chúa cho vào những vần thơ bướng bỉnh.

Linh mục
Có thường xuyên không?

Nhà thơ
Vâng, trong tất cả những khúc bi ca của con
Nơi mà cha có thể đọc thấy trong mỗi dòng
“Than ôi!”, “kìa”, “ái chà”, “chúa tôi”, gạch và dấu chấm.

Linh mục
Không tốt đâu! Thế con có kính trọng người thân của mình?

Nhà thơ
Ít thôi, nói chung là con không biết ai hết cả
Nhưng yêu con mình bằng tất cả tấm lòng.

Linh mục
Con sử dụng thời gian ra sao vậy?

Nhà thơ
Con cả mùa hè lẫn mùa đông
Viết trong năm ngày, đem in ngày thứ sáu
Để với niềm đau chia đôi trong ngày thứ bảy.
Phải đến Glazunov trước, không còn thời gian cho nhà thờ
Con phải đợi hằng ba giờ những đầy tớ của ngài Grafov.

Linh mục
Con có từng là kẻ giết người không vậy?

Nhà thơ
Ôi, tội lỗi này
Cha ơi, con đã từng tham gia, con xin sám hối
Bạn Damon của con từng ốm liệt giường liệt chiếu
Con đến thăm: anh ta nở mặt nở mày
Con muốn mua vui cho người bạn tội nghiệp kia
Liền đem một bài thơ của mình ra đọc
Trời ơi, người bạn của con ngay từ những dòng đầu
Đã nhăn nhó, rên khừ khừ… rồi lăn đùng ra chết.

Linh mục
Thật không đáng khen chút nào.
Nhưng đây mới là tội lỗi: con là kẻ thông gian!
Những bài thơ của con…

Nhà thơ
Con nói thật lòng mình: tất cả đều nói dối
Lạy Chúa, con không có lỗi lầm nào như thế bao giờ.
Mà quả thật con là một Epictetus
Không khuấy đục nước, con là nhà thơ cực tốt.

Linh mục
Nói dối không tốt đâu. Thế hãy nói ta nghe xem:
Con có làm theo điều răn: Ngươi chớ trộm cướp?

Nhà thơ
Cha ơi, con có lỗi! Đôi khi con ăn cắp!
(Tất cả quí ông vẫn quen với điều này)
Vài từ của Kotzebue, cả câu của Voltaire
Thậm chí của người mình, không cần nêu tiếp.
Nếu thiếu, những kẻ nghèo hèn lấy gì để viết?
Biết làm sao giờ, phải làm chuyện đó thôi.

Linh mục
Không tốt đâu con, khi đi lấy của người
Ta khuyên con hãy mau từ bỏ hẳn
Khỏi tật xấu này. Thế cho người bạn
Con có làm điều gian dối gì không?

Nhà thơ
Kẻ láu lỉnh quyến rũ. Con chẳng giàu có gì –
Vì tiền mà đi viết một bức thư dài
Với Mevy con đã kiên trì an ủi
Cha ơi, anh ta vừa mới để mất người vợ
Con báo với công luận rằng anh ta rất buồn
Còn anh ta thì vui mừng đi làm lễ tạ ơn.

Linh mục
Nói trước như thế làm gì hở con.
Thế con có ghen tỵ không?

Nhà thơ
Con từng ghen tỵ nhiều lần
Con không giấu lỗi lầm – với một ông hàng xóm.
Không phải con lừa, nhưng với bữa ăn thịnh soạn
Với đồ đồng, làng mạc, với bốn ngựa màu hung
Những thứ con không có cả trong giấc mơ của mình.
Con ghen với nhà buôn, với nhà sư vô tự lự
Chỉ mơ màng mà không ý nghĩ, chẳng sợ gì ai
Tóm lại, con ghen hết mọi người, chỉ ai không là thi sĩ.

Linh mục
Không còn điều xấu gì hơn nữa chứ?

Nhà thơ
Dạ thưa không
Con đã ăn năn, lỗi lầm không còn nhớ đến
Con sống tỉnh táo, ép mình một cách miễn cưỡng
Nhiều lần từng làm lợi cho người thân của mình
Thường xuyên đọc thơ cho những người bất hạnh.

Linh mục
Con hãy nghe lời khuyên có ích ngay bây giờ:
Hãy làm một người tốt từ lầm lỗi một nhà thơ.
1814
______________
*Glazunov – nhà xuất bản sách; Grafov – là biệt danh của Bá tước Dmitry Ivanovich Khvostov (1757 – 1835); Epictetus (50 – 138) – nhà triết học Hy Lạp cổ đại; Wilhelm von Kotzebue (1813 – 1887) – nhà văn, nhà soạn kịch Nga gốc Đức; Voltaire (1694 – 1778) – nhà văn, nhà triết học Pháp.

Исповедь бедного стихотворца

Священник
Кто ты, мой сын?

Стихотворец
Отец, я бедный однодворец,
Сперва подьячий был, а ныне стихотворец.
Довольно в целый год бумаги исчертил;
Пришел покаяться — я много нагрешил.

Священник
Поближе; наперед скажи мне откровенно,
Намерен ли себя исправить непременно?

Стихотворец
Отец, я духом слаб, не смею слова дать.

Священник
Старался ль ты закон господний соблюдать
И, кроме вышнего, не чтить другого бога?

Стихотворец
Ах, с этой стороны я грешен очень много;
Мне богом было — я, любви предметом — я,
В я заключалися и братья и друзья,
Лишь я был мой и царь и демон обладатель;
А что всего тошней, лишь я был мой читатель.

Священник
Вторую заповедь исполнил ли, мой сын?

Стихотворец
Кумиров у меня бывало не один:
Любил я золото и знатным поклонялся,
Во всякой песенке Глафирами пленялся,
Которых от роду хотя и не видал,
Но тем не менее безбожно обожал.

Священник
А имя божие?

Стихотворец
Когда не доставало
Иль рифмы, иль стопы, то, признаюсь, бывало,
И имя божие вклею в упрямый стих.

Священник
А часто ль?

Стихотворец
Да во всех элегиях моих;
Там можешь, батюшка, прочесть на каждой строчке
«Увы!» и «се», и «ах», «мой бог!», тире да точки.

Священник
Нехорошо, мой сын! А чтишь ли ты родных?

Стихотворец
Немного; да к тому ж не знаю вовсе их,
Зато своих я чад люблю и чту душою.

Священник
Как время проводил?

Стихотворец
Я летом и зимою
Пять дней пишу, пишу, печатаю в шестой,
Чтоб с горем пополам насытиться в седьмой.
А в церковь некогда: в передней Глазунова
Я по три жду часа с лакеями Графова.

Священник
Убийцей не был ли?

Стихотворец
Ах, этому греху,
Отец, причастен я, покаюсь на духу.
Приятель мой Дамон лежал при смерти болен.
Я навестил его: он очень был доволен;
Желая бедному страдальцу угодить.
Я оду стал ему торжественно твердить,
И что же? Бедный друг! Он со строфы начальной
Поморщился, кряхтел... и умер.

Священник
Не похвально.
Но вот уж грех прямой: да ты ж прелюбодей!
Твои стихи...

Стихотворец
Все лгут, а на душе моей,
Ей-богу, я греха такого не имею;
По моде лишний грех взвалил себе на шею.
А правду вымолвить — я сущий Эпиктет,
Воды не замутишь, предобренький поэт.

Священник
Да, лгать нехорошо. Скажи мне, бога ради:
Соблюл ли заповедь хоть эту: не укради?

Стихотворец
Ах, батюшка, грешон! Я краду иногда!
(К тому приучены все наши господа),
Словцо из Коцебу, стих целый из Вольтера,
И даже у своих; не надобно примера.
Да как же без того, бедняжкам, нам писать?
Как мало своего — придется занимать.

Священник
Нехорошо, мой сын, на счет чужой лениться.
Советую тебе скорее отучиться
От этого греха. На друга своего
Не доносил ли ты и ложного чего?

Стихотворец
Лукавый соблазнил. Я малый не богатый —
За деньги написал посланье длинновато,
В котором Мевия усердно утешал —
Он, батюшка, жену недавно потерял.
Я публике донес, что бедный горько тужит,
А он от радости молебны богу служит.

Священник
Вперед не затевай, мой сын, таких проказ.
Завидовал ли ты?

Стихотворец
Завидовал не раз,
Греха не утаю, — богатому соседу.
Хоть не ослу его, но жирному обеду
И бронзе, деревням и рыжей четверне,
Которых не иметь мне даже и во сне.
Завидовал купцу, беспечному монаху,
Глупцу, заснувшему без мыслей и без страху,
И, словом, всякому, кто только не поэт.

Священник
Худого за собой не знаешь больше?

Стихотворец
Нет,
Во всем покаялся; греха не вспомню боле,
Я вечно трезво жил, постился поневоле,
И ближним выгоду не раз я доставлял:
Частенько одами несчастных усыплял.

Священник
Послушай же теперь полезного совета:
Будь добрый человек из грешного поэта.
1814


9.NGƯỜI CÔ-DẮC

Một hôm vào nửa đêm
Xuyên bóng tối màn sương
Đi trên sông, lặng lẽ
Người Cô-dắc ngang tàng.

Đội lệch chiếc mũ đen
Chiếc áo choàng đầy bụi
Súng lục trên đầu gối
Chạm đất kiếm lưỡi cong.

Ngựa nhanh như mũi tên
Con ngựa chàng trung thành
Trên bờm ngựa nổi sóng
Đi vào chốn xa xăm.

Phía trước mấy nhà con
Rào giậu không còn nữa
Con đường vào làng nhỏ
Rừng thông ngủ mơ màng.

“Không tìm gái trong rừng –
Chàng Denis nghĩ vậy –
Gái ở trong nhà ấy
Thu xếp để qua đêm”

Chàng lắc nhẹ dây cương
Cựa giày thúc nhẹ nhàng
Như mũi tên ngựa phóng
Rẽ vào những nhà con.

Trong mây trăng lấp lóa
Giữa bầu trời xa xôi
Cô gái đẹp đang ngồi
U sầu bên cửa sổ.

Chàng trai nhìn thiếu nữ
Thấy rạo rực trong lòng
Hướng bên trái, ngựa vòng
Đến kề bên cửa sổ.

“Ngoài trời, đêm tối mịt
Trăng đã lặn mất rồi
Em ơi, bước ra đây
Cho ngựa xin miếng nước”.

“Không! Với đàn ông trẻ
Em sợ bước lại gần
Sợ ra khỏi nhà em
Đem nước ra cho ngựa”

“Em ơi, em đừng sợ
Hãy làm bạn cùng anh!”
“Người đẹp sợ bóng đêm”.
“Niềm vui mà, đừng sợ!

Tin lời anh, em ạ
Quên sợ hãi đi em!
Dùng thời gian bạc vàng
Em yêu ơi đừng sợ!

Hãy lên ngựa cùng anh
Đi về chốn xa xăm
Và cùng anh hạnh phúc
Khắp mọi chốn thiên đàng”.

Cô gái thấy xiêu lòng
Và quên ngay nỗi sợ
Đồng ý lên yên ngựa
Chàng hạnh phúc vô cùng.

Ngựa trên đường bước vội
Và chàng đã yêu nàng
Chung thủy trong hai tuần
Tuần thứ ba thay đổi.
1814
__________________
*Bài thơ này mô phỏng một bài hát dân gian nổi tiếng của Ukraina.

Козак

Раз, полунощной порою
        Сквозь туман и мрак,
    Ехал тихо над рекою
        Удалой козак.

    Черна шапка на бекрене,
        Весь жупан в пыли.
    Пистолеты при колене,
        Сабля до земли.

Верный конь, узды не чуя,
        Шагом выступал;
    Гриву долгую волнуя,
        Углублялся вдаль.

    Вот пред ним две, три избушки, —
        Выломан забор;
    Здесь — дорога к деревушке,
        Там — в дремучий бор.

«Не найду в лесу девицы, —
        Думал хват Денис: —
    Уж красавицы в светлицы
        На ночь убрались».

Шевельнул Донец уздою,
Шпорой прикольнул,
И помчался конь стрелою,
К избам завернул.

В облаках луна сребрила
 Дальни небеса;
Под окном сидит уныла
Девица-краса.

Храбрый видит красну деву;
 Сердце бьется в нем,
Конь тихонько к леву, к леву —
Вот уж под окном.

«Ночь становится темнее,
 Скрылася луна.
 Выдь, коханочка, скорее,
Напои коня».

  «Нет! к мужчине молодому
  Страшно подойти,
  Страшно выдти мне из дому,
  Коню дать воды».

«Ax! небось, девица красна,
 С милым подружись!»
«Ночь красавицам опасна».
«Радость! не страшись!

    Верь, коханочка, пустое;
        Ложный страх отбрось!
    Тратишь время золотое;
        Милая, небось!

Сядь на борзого, с тобою
 В дальний еду край;
Будешь счастлива со мною:
  С другом всюду рай».

Что же девица? Склонилась,
Победила страх,
 Робко ехать согласилась.
Счастлив стал козак.

Поскакали, полетели.
Дружку друг любил;
Был ей верен две недели,
В третью изменил.
1814


10.TÒ MÒ

Có gì mới không? “Lạy Chúa, chẳng có gì”.
– Đừng láu cá: cậu biết điều gì đấy
Thật xấu hổ, với bạn cậu luôn thế
Như với kẻ thù, cứ giấu nhẹm đi.
Hay cậu giận: tha lỗi, vì điều gì?
Đừng bướng bỉnh, dù một lời, hãy nói
Cậu biến đi, tớ chỉ biết điều này
Cậu là thằng ngu, mà đấy cũng không hề mới”.
1814 – 1816

Любопытный

— Что ж нового? «Ей-богу, ничего».
— Эй, не хитри: ты верно что-то знаешь.
Не стыдно ли, от друга своего,
Как от врага, ты вечно все скрываешь.
5
 Иль ты сердит: помилуй, брат, за что?
Не будь упрям: скажи ты мне хоть слово...
«Ох! отвяжись, я знаю только то,
Что ты дурак, да это уж не ново».
1814-1816


11.GIỌT LỆ

Hôm qua cùng đứa bạn
Ngồi uống chén rượu poong
Tôi buồn, ngồi im lặng
Đưa mắt nhìn con đường.

“Nhìn ra đường chi vậy? –
Người bạn lính hỏi tôi –
Giờ có dẫn bạn bè
Đến chơi nhà bạn gái”.

Đầu tôi cúi xuống ngực
Và sau đó thì thầm:
“Giờ đã không còn nàng!..”
Tôi thở dài – im bặt.

Giọt lệ từ mắt tôi
Đã rơi vào chén rượu.
“Chao ôi, khóc vì gái
Xấu hổ quá bạn ơi!”

“Bạn ơi, nỗi đau này
Bạn làm sao hiểu chứ.
Một giọt lệ là đủ
Đầu độc cả chiếc ly!”…
1815
___________________
*Người bạn gái này là Ekaterina Pavlovna Poltoratskaya (họ khi chưa lấy chồng là Bakunina, 1795-1869) – tình yêu đầu của Pushkin, nguồn cảm hứng cho Pushkin viết hơn 20 bài thơ tình nổi tiếng. Trong danh sách những người tình của Pushkin người này có tên là “Katerina I”.

Слеза

Вчера за чашей пуншевою
      С гусаром я сидел
И молча с мрачною душою
      На дальний путь глядел.

«Скажи, что смотришь на дорогу? —
      Гусар мой вопросил. —
Еще по ней ты, слава богу,
      Друзей не проводил».

К груди поникнув головою,
      Я скоро прошептал:
«Гусар! уж нет ее со мною!..»
      Вздохнул — и замолчал.

Слеза повисла на реснице
      И канула в бокал.
«Дитя! ты плачешь о девице,
      Стыдись!» — он закричал.

«Оставь, гусар... ох! сердцу больно.
      Ты, знать, не горевал.
Увы! одной слезы довольно,
      Чтоб отравить бокал!..»
1815


12.GỬI NGƯỜI HỌA SĨ

Những đứa con của thần tiên, xúc cảm
Trong cơn say nồng nhiệt của linh hồn
Nét bút ngang tàng của niềm khoái cảm
Vẽ giùm tôi người bạn của con tim.

Vẻ đẹp duyên dáng của sự trắng trong
Những nét dễ thương của niềm hy vọng
Và nụ cười của niềm vui thần thánh
Và ánh nhìn của sắc đẹp tự thân.

Quanh hình dáng mỏng manh của nữ thần*
Buộc giùm dây lưng của thần Vệ Nữ
Vẻ duyên dáng của Albani** ẩn chứa
Hãy làm ơn đem bao phủ nữ hoàng.

Làm ơn đem những ngọn sóng mong manh
Trùm lên bộ ngực xốn xang rạo rực
Để phía dưới đó thở căng lồng ngực
Và mong thổn thức nhẹ nhõm kín thầm.

Hãy vẽ ước mơ e ấp của tình
Bằng con người mà tôi đây đang thở
Rồi bàn tay hạnh phúc của người tình
Tôi sẽ ký tên của mình dưới đó.
1815
_____________
*Nữ thần Hebe, nữ thần của tuổi trẻ, còn nữ thần của Pushkin là Ekaterina Pavlovna Bakulina (1795-1869), người đầu tiên trong số 113 người tình của Pushkin. E. P. Bakulina là nguồn cảm hứng cho hơn 20 bài thơ tình của ông.
**Francesco Albani (1578-1660) – danh họa Ý theo trường phái Bolognese (Scuola bolognese).

К живописцу

Дитя харит и вдохновенья,
В порыве пламенной души,
Небрежной кистью наслажденья
Мне друга сердца напиши;

Красу невинности прелестной,
Надежды милые черты,
Улыбку радости небесной
И взоры самой красоты.

Вкруг тонкого Гебеи стана
Венерин пояс повяжи,
Сокрытый прелестью Альбана
Мою царицу окружи.

Прозрачны волны покрывала
Накинь на трепетную грудь,
Чтоб и под ним она дышала,
Хотела тайно воздохнуть.

Представь мечту любви стыдливой,
И той, которою дышу,
Рукой любовника счастливой
Внизу я имя подпишу.
1815
  

13.THƠ MỘ CHÍ CỦA TÔI

Pushkin nằm đây với một nàng thơ trẻ
Đã sống những ngày vui lười nhác với tình
Không làm gì tốt, nhưng sống bằng tấm lòng
Ông là một người tốt, xin lạy Chúa.
1815

Моя эпитафия

Здесь Пушкин погребен; он с музой молодою,
С любовью, леностью провел веселый век,
Не делал доброго, однако ж был душою,
Ей-богу, добрый человек.
<1815>


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét