Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Thơ Puskin Song Ngữ - P. 31


219.Những khúc ca người Slavơ Phương Tây

BONAPARTE VÀ NGƯỜI MONTENEGRO


Người Montenegro là gì? –

Napoleon Bonaparte hỏi vậy. –
Có phải bộ tộc dữ dội

Không sợ sức mạnh của ta?
Để kẻ hỗn láo hiểu ra
Hãy báo cho các trưởng lão
Để mang tất cả gươm giáo
Đến đặt dưới chân của ta”.

Rồi ông cho cả đội quân
Có đầy đủ pháo, súng cối
Quân Mamluk* cả đại đội
Và những giáp binh xù lông.

Chúng tôi chẳng đầu hàng đâu
Người Montenegro là thế!
Dành cho bộ binh, cho ngựa
Chúng tôi có đá, hầm hào…

Chúng tôi nấp sẵn trong hang
Và chờ đợi quân thù tới
Khi chúng tiến vào vùng núi
Chúng tôi vây lấy xung quanh. 

Chúng đi dưới những vách đá
Bỗng nhiên cảm thấy kinh hoàng
Nhìn ra phía trên đầu mình
Một dãy đội quân mũ đỏ.

“Dừng lại! Tấn công! Mỗi người
Một tên Montenegro hãy giết
Đừng mong lòng thương quân giặc
Đừng thương tiếc gì một ai!”

Súng vang – từ những cây sào
Mũ đỏ nhảy hết xuống đất
Giữa đội quân giặc, phủ phục
Giấu mình giữa những bụi cây.

Chúng tôi đồng loạt nổ súng
Về phía quân Pháp. – “Cái gì? –
Chúng ngạc nhiên, rồi thốt ra, -
Tiếng vọng chăng?” Không, chẳng giống!

Và tên đại tá ngã xuống
Cùng với trăm hai mươi người
Cả một đội quân rối bời
Mạnh ai tìm đường bỏ trốn.

Người Pháp từ đó căm giận
Vùng đất yêu tự do này
Và đỏ mặt, nếu chẳng may
Nhìn thấy chiếc mũ đỏ thắm.
1835
____________


*Những khúc ca người Slavơ Phương Tây gồm 16 bài Puskin phỏng dịch từ La Guzia của Prosper Mérimée (1803 – 1870) – nhà viết kịch Pháp. Chúng tôi dịch 4 bài trong số này.
**Mamluk – người lính nô lệ.

Песни западных славян

БОНАПАРТ И ЧЕРНОГОРЦЫ

«Черногорцы? что такое? —
Бонапарте вопросил. —
Правда ль: это племя злое,
Не боится наших сил?

Так раскаятся ж нахалы:
Объявить их старшинам,
Чтобы ружья и кинжалы
Все несли к моим ногам».

Вот он шлет на нас пехоту
С сотней пушек и мортир,
И своих мамлюков роту,
И косматых кирасир.

Нам сдаваться нет охоты, —
Черногорцы таковы!
Для коней и для пехоты
Камни есть у нас и рвы...

Мы засели в наши норы
И гостей незваных ждем, —
Вот они вступили в горы,
Истребляя все кругом.

Идут тесно под скалами.
Вдруг смятение!.. Глядят:
У себя над головами
Красных шапок видят ряд.

«Стой! пали! Пусть каждый сбросит
Черногорца одного.
Здесь пощады враг не просит:
Не щадите ж никого!»

Ружья грянули, — упали
Шапки красные с шестов:
Мы под ними ниц лежали,
Притаясь между кустов.

Дружным залпом отвечали
Мы французам. — «Это что? —
Удивясь, они сказали, —
Эхо, что ли?» Нет, не то!

Их полковник повалился.
С ним сто двадцать человек.
Весь отряд его смутился,
Кто, как мог, пустился в бег.

И французы ненавидят
С той поры наш вольный край
И краснеют, коль завидят
Шапку нашу невзначай.
1835


220.CHIM HỌA MI

Họa mi của ta ơi
Con chim rừng bé nhỏ!
Chim nhỏ mà chim có
Ba bài ca muôn đời
Còn ta thời trẻ trai
Có ba điều lo lắng!
Đ
iều đầu tiên đó là:
Bị bắt lấy vợ sớm
Còn điều lo thứ hai
Quạ làm cho ngựa khốn
Đ
iều thứ ba thế này:
Bị bọn người ba trợn
Chia lìa với người yêu.
Hãy đào huyệt chôn ta
Giữa cánh đồng rộng lớn
Phía trước mộ trồng hoa
Những bông hoa đ thắm
Còn phía chân tạo dựng
Ngưồn nước mạch tinh khôi
Đ
thiếu nữ qua đây
Kết vòng hoa đ thắm.
Người già qua nơi này
Múc nước lên mà uống.
1835

СОЛОВЕЙ

Соловей мой, соловейко,
Птица малая лесная!
У тебя ль, у малой птицы,
Незаменные три песни,
У меня ли, у молодца,
Три великие заботы!
Как уж первая забота —
Рано молодца женили;
А вторая-то забота —
Ворон конь мой притомился;
Как уж третья-то забота —
Красну-девицу со мною
Разлучили злые люди.
Вы копайте мне могилу
Во поле, поле широком,
В головах мне посадите
Алы цветики-цветочки,
А в ногах мне проведите
Чисту воду ключевую.
Пройдут мимо красны девки,
Так сплетут себе веночки.
Пойдут мимо стары люди,
Так воды себе зачерпнут.
1835
  

221.MA CÀ RỒNG

Chàng Vania tội nghiệp vốn sợ ma
Có một lần, đó là hôm trời tối
Chàng toát hết mồ hôi vì sợ hãi
Khi đi qua nghĩa địa đ về nhà.

Vania tội nghiệp, thở cầm chừng
Chân bước đi mà lòng đầy sợ hãi
Giữa những nấm mồ, bỗng nhiên nghe thấy
Dường như có ai đang gặm cục xương.

Chàng đứng lạikhông thể cất bước chân.
Lạy Chúa tôi! Trong lòng chàng thầm nghĩ
Đấy là một ma cà rồng môi đỏ
Có lẽ là đang gặm những cục xương.

Khổ thân ta! Yếu đuối và nhỏ nhắn
Ma cà rồng có lẽ ăn thịt ta
Nếu như ta, tự mình, đất bên mồ
Không ăn đất cùng với lời cầu nguyện.

Cái gì đây? Thay vì ma cà rồng –
(Bạn có hình dung Vania giận dữ!)
Trong bóng đêm, trước mặt chàng, con chó
Trên nấm mồ đang gặm một cục xương.
1835

ВУРДАЛАК

Трусоват был Ваня бедный:
Раз он позднею порой,
Весь в поту, от страха бледный,
Чрез кладбище шел домой.

Бедный Ваня еле дышит,
Спотыкаясь, чуть бредет
По могилам; вдруг он слышит, —
Кто-то кость, ворча, грызет.

Ваня стал; — шагнуть не может.
Боже! думает бедняк,
Это, верно, кости гложет
Красногубый вурдалак.

Горе! малый я не сильный;
Съест упырь меня совсем,
Если сам земли могильной
Я с молитвою не съем.

Что же? вместо вурдалака —
(Вы представьте Вани злость!)
В темноте пред ним собака
На могиле гложет кость.

1835


222.YANYSH KOROLEVICH


Ngày xưa Yanysh Korolevich từng yêu
Một người đẹp, nàng Elitsa tươi trẻ
Chàng yêu nàng suốt hai mùa hè đ
Mùa hè thứ ba chàng sực nghĩ ra
Sẽ cưới công chúa Lyubus làm vợ.
Khi đến chia tay người yêu một thuở
Chàng mang theo cả một túi tiền vàng
Cùng một đôi hoa tai vàng leng keng
Và một chuỗi ngọc trai dày ba lớp
Chàng gắn vào cho nàng hoa tai vàng
Và chàng đeo vào cổ nàng chuỗi ngọc
Rồi chàng trao vào tay nàng túi tiền
Hôn vào đôi má của nàng lặng lẽ
Rồi ra đi theo con đường của mình.
Khi Elitsa chỉ còn lại một mình
Nàng ném tiền ra trên đất vung vãi
Đôi hoa tai từ tai mình đem gỡ
Và chuỗi ngọc trai nàng giật đứt tung
Rồi sau đó nàng liền nhảy xuống sông.
Nàng Elitsa tươi trẻ chìm xuống đáy
Trở thành nữ thần nước khi tỉnh dậy
Và nàng đã sinh một đứa bé con
Vodyanoy – như người đời vẫn gọi.

Đã ba năm, thu đi rồi đông tới
Một hôm Korolevich cưỡi ngựa đi săn
Hôm đó chàng cưỡi ngựa ra bờ sông
Chàng muốn cho con ngựa đen của mình
Đang khát nước được uống dòng nước mát.
Nhưng ngay khi mõm ngựa sùi bọt mép
Vừa chạm vào trên mặt nước của sông
Từ dưới nước cánh tay nhỏ giơ lên
Và chộp lấy dây cương vàng của ngựa!
Con ngựa quay đầu lại vì run sợ
Vodyanoy lơ lửng giữa dây cương
Như trên cần câu lửng lơ con cá
Để con ngựa quay vòng trên bãi cỏ
Nó giũ, lắc liên tục dây cương vàng
Nhưng làm văng Vodyanoy – không thể.
Korolevich lúc này trên yên ngựa
Cố gắng giữ con ngựa đen của mình
Và giữ được bằng cánh tay mạnh mẽ.
Vodyanoy liền nhảy ra trên cỏ.
Yanysh Korolevich liền vội hỏi nàng:
“Hãy nói xem, ngươi có phải sinh linh
Được sinh ra từ một người phụ nữ
Hay kẻ nguyền rủa Chúa – một nữ thần?”
Và Vodyanoy liền trả lời ông:
“Tôi sinh ra từ mẹ Elitsa trẻ đẹp
Bố của tôi là Yanysh Korolevich
Còn tên của tôi là Vodyanoy”.
Korolevich vừa nghe câu trả lời
Liền vội vàng nhảy xuống từ yên ngựa
Ôm con gái của mình – Vodyanoy
Dòng nước mắt tuôn trào, ông thủ thỉ:
“Thế bây giờ ở đâu mẹ Elitsa?
Ta nghe nói nàng chết đuối rồi mà”.
Vodyanoy trả lời Korolevich:
“Mẹ của tôi bây giờ là thần nước
Bà cai quản tất cả mọi dòng sông
Mọi con sông và tất cả hồ nước
Nhưng bà không hề cai quản biển xanh
Biển xanh cai quản bởi vị thần khác”.
Korolevich liền nói với nàng:
“Con hãy quay về ngay với nữ thần
Và nói rằng: Yanysh Korolevich
Gửi đến mẹ lời chào rất chân thành
Và rất mong được với nàng gặp mặt
Bên bờ sông Morava màu xanh.
Và ngày mai ta sẽ quay trở lại”.
Sau đó hai người chia tay ở đấy.

Sáng hôm sau, khi bình minh vừa lên
Korolevich đã đến bên bờ sông
Từ dòng sông, trên những luồng trắng toát
Bỗng nhiên nàng nữ thần nước hiện lên
Và nàng nói rằng: “Yanysh Korolevich
Chàng mong muốn được cùng em gặp mặt
Hãy nói, chàng còn muốn gì nữa chăng?”
Khi vừa nhìn thấy Elitsa của mình
Liền cháy lên ở chàng niềm mong ước
Và vẫy gọi nàng lên bờ với mình.
“Lyuba của anh, Elitsa ngày trước
Lên đây cùng anh bên bờ sông xanh
Hãy hôn anh ngọt ngào như ngày trước
Và để anh yêu như đã yêu em”.
Elitsa không nghe theo lời chàng
Không nghe theo, chỉ mái đầu gật gật:
“Không, em không, Yanysh Korolevich
Không lên với chàng trên bờ sông xanh.
Không hôn ngọt ngào hơn trước đâu anh
Không còn yêu chân thành hơn ngày trước.
Tốt nhất hãy kể cho em được biết
Anh sống thế nào, có hạnh phúc không
Với tình yêu mới, với người vợ mới?”
Và Yanysh Korolevich trả lời nàng:
“Trước mặt trời, mặt trăng không ấm lại
Trước người thương, vợ không an ủi nổi”.
1835

ЯНЫШ КОРОЛЕВИЧ

Полюбил королевич Яныш
Молодую красавицу Елицу,
Любит он ее два красные лета,
В третье лето вздумал он жениться
На Любусе, чешской королевне.
С прежней любой идет он проститься.
Ей приносит с червонцами черес,
Да гремучие серьги золотые,
Да жемчужное тройное ожерелье;
Сам ей вдел он серьги золотые,
Навязал на шею ожерелье,
Дал ей в руки с червонцами черес,
В обе щеки поцеловал молча
И поехал своею дорогой.
Как одна осталася Елица,
Деньги наземь она пометала,
Из ушей выдернула серьги,
Ожерелье надвое разорвала,
А сама кинулась в Мораву.
Там на дне молодая Елица
Водяною царицей очнулась
И родила маленькую дочку,
И ее нарекла Водяницей.

Вот проходят три года и боле,
Королевич ездит на охоте,
Ездит он по берегу Моравы;
Захотел он коня вороного
Напоить студеною водою.
Но лишь только запененную морду
Сунул конь в студеную воду,
Из воды вдруг высунулась ручка:
Хвать коня за узду золотую!
Конь отдернул голову в испуге,
На узде висит Водяница,
Как на уде пойманная рыбка, —
Конь кружится по чистому лугу,
Потрясая уздой золотою;
Но стряхнуть Водяницы не может.
Чуть в седле усидел королевич,
Чуть сдержал коня вороного,
Осадив могучею рукою.
На траву Водяница прыгнула.
Говорит ей Яныш королевич:
«Расскажи, какое ты творенье:
Женщина ль тебя породила,
Иль богом проклятая Вила?»
Отвечает ему Водяница:
«Родила меня молодая Елица,
Мой отец Яныш королевич,
А зовут меня Водяницей».
Королевич при таком ответе
Соскочил с коня вороного,
Обнял дочь свою Водяницу
И, слезами заливаясь, молвил:
«Где, скажи, твоя мать Елица?
Я слыхал, что она потонула».
Отвечает ему Водяница:
«Мать моя царица водяная;
Она властвует над всеми реками,
Над реками и над озерами;
Лишь не властвует она синим морем,
Синим морем властвует Див-Рыба«.
Водянице молвил королевич:
«Так иди же к водяной царице
И скажи ей: Яныш королевич
Ей поклон усердный посылает
И у ней свидания просит
На зеленом берегу Моравы.
Завтра я заеду за ответом».
Они после того расстались.

Рано утром, чуть заря зарделась,
Королевич над рекою ходит;
Вдруг из речки, по белые груди,
Поднялась царица водяная
И сказала: «Яныш королевич,
У меня свидания просил ты:
Говори, чего еще ты хочешь?»
Как увидел он свою Елицу,
Разгорелись снова в нем желанья,
Стал манить ее к себе на берег.
«Люба ты моя, млада Елица,
Выдь ко мне на зеленый берег,
Поцелуй меня по-прежнему сладко,
По-прежнему полюблю тебя крепко».
Королевичу Елица не внимает,
Не внимает, головою кивает:
«Нет, не выду, Яныш королевич,
Я к тебе на зеленый берег.
Слаще прежнего нам не целоваться,
Крепче прежнего меня не полюбишь.
Расскажи-ка мне лучше хорошенько,
Каково, счастливо ль поживаешь
С новой любой, с молодой женою?»
Отвечает Яныш королевич:
«Против солнышка луна не пригреет,
Против милой жена не утешит».
1835


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét